Móng nhà chính là nền tảng nâng đỡ một ngôi nhà và là yếu tố quyết định sự vững chắc của căn nhà đó. ANG GROUP tọa lạc gần sông, đất nền yếu. Vì vậy Palm Design and More đã tư vấn cho Gia Chủ làm móng cọc.
- Móng cọc là loại móng được đặt trên đầu cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối vững chắc
- Móng cọc được dùng phổ biến nhất trong trường hợp công trình trọng tải khá lớn trong điều kiện địa chất yếu, giải pháp móng cọc luôn được xem là giải pháp thuận lợi nhất do đặc tính phong phú về cấu tạo vật liệu học của cọc
- Tuỳ theo mức độ yếu của nền nhà thì sẽ lựa chọn những vật liệu cọc khác nhau
- Cọc đất và đất xi măng: Được sử dụng để gia cố nền đất yếu giúp gia cường nền và giúp thoát nước tốt, được sử dụng khi nền đất đó có nhiều mạch nước ngầm, vùng đất ẩm thấp, nước động
- Cọc cát xi măng (bê tông) là cách được sử dụng nhiều nhất hiện nay để gia cố móng trên đất nền yếu

Phương án thi công móng cọc sử dụng theo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công bằng phẳng
– Mặt bằng thi công cần được đảm bảo không lồi lõm, gồ ghề, yêu cầu kỹ thuật đảm bảo từng cọc
– Nên thuê thiết kế kiến trúc sư, kĩ thuật khảo sát địa chất đầy đủ
– Định vị và giác móng cọc
– Gia công cốt thép trước khi sử dụng: cắt và uốn cốt thép theo yêu cầu thiết kế xây dựng
Bước 2: Tiến hành
– Ép đoạn cọc với độ thẳng đứng, đảm bảo yêu cầu toàn bộ cọc
– Tiến hành ép cọc sau thiết kế, trục đoạn cọc nối trùng phương nén với bề mặt bê tông tiếp xúc 2 đầu cọc, kích thước đường hàn so với thiết kế đảm bảo
– Ép âm cọc. Đảm bảo chiều dài cọc ép sâu trong lòng đất nhỏ hơn chiều dài ngắn
Bước 3: Lắp cốt pha
Trong quá trình thi công hoàn chỉnh phần móng cọc, phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật sau:
– Phần móng cọc phải đạt độ dày cần thiết, vững chắc, đảm bảo chịu được tải trọng của bê tông cốt thép và cả công trình sau khi thi công.
– Quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông không để bị chảy nước. Vì vậy ván khuôn luôn phải đóng kín
– Ván khuôn phải có hình dạng và kích thước đúng chuẩn.
– Cây chống phải đảm bảo mật độ được tính toán cụ thể, đảm bảo về cả chất lượng lẫn quy cách. Ngoài ra, chân cây chống cũng phải được cố định chắc chắn, tránh xê dịch trong quá trình thi công.
– Có thể lót bạt để tránh việc mất nước xi măng ở sàn khuôn.
– Cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo khi thi công.
– Độ cao phải được xác định chuẩn ở tim móng và cổ cột.

Bước 4: Đổ bê tông móng
- Bước này gồm 2 giai đoạn là đổ bê tông phần lót móng và đổ bê tông phần móng.
Đối với bê tông phần lót móng, nó có nhiệm vụ làm sạch đáy bê tông móng; phần bê tông lót móng này phải đặc và chắc, chịu được tác động của môi trường xung quanh như dòng chảy, nước ngầm, công trình bên cạnh… Phần bê tông lót móng này thường có độ dày khoảng 10 cm. - Đối với đổ bê tông phần móng, công đoạn này nên đổ bê công ở phần có vị trí xa trước, vị trí gần sau. Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn, đảm bảo mọi thứ đã được làm sạch và sửa chữa các khuyết điểm nếu phát hiện. Nên tưới nước vào ván, khuôn và cả hệ thống sàn trước khi đổ bê tông để tránh tình trạng xi măng bị hút nước.
